Quy Tắc Giao Thông Đường Bộ Cho Người Đi Đường Mới Nhất Hiện Nay

một số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ

Để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông đường bộ, việc chấp hành các quy tắc giao thông đường bộ là một trách nhiệm cần được đề cao của mọi người dân. Những quy tắc này bao gồm những nguyên tắc cơ bản như giữ khoảng cách an toàn, đi đúng chiều, đèn tín hiệu, vượt xe đúng quy định, không uống rượu khi lái xe,…

Bên cạnh đó, luật giao thông đường bộ cũng thường xuyên được cập nhật để phù hợp với thực tiễn và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Hãy theo dõi bài viết bên dưới của BRAVIGO để tìm hiểu những quy định mới nhất của pháp luật về quy tắc giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Quy tắc giao thông đường bộ
Quy tắc giao thông đường bộ (Nguồn: Internet)

Khái niệm đường bộ và quy tắc chung 

Quy tắc chung khi tham gia giao thông
Quy tắc chung khi tham gia giao thông (Nguồn: Internet)

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Theo đó:

– Đường (gồm có nền đường, mặt đường, lề đường, lề phố)

– Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường sắt, cầu vượt đường bộ, cầu vượt biển) và bao gồm cả cầu dành cho người đi bộ.

– Hầm đường bộ bao gồm hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành cho người đi bộ

– Ngoài ra còn có bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.

Quy tắc chung:

Điều 9 Luật Giao thông đường bộ số 23/20008/QH13 ngày 13/11/2008 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

– Người tham gia giao thông di chuyển bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và cần chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ.

– Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người điều khiển xe và người ngồi hàng ghế trước trong xe phải thắt dây an toàn. 

Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Tai Nạn Giao Thông? Hậu Quả Và Cách Khắc Phục

Một số quy tắc giao thông đường bộ
Một số quy tắc giao thông đường bộ (Nguồn: Internet)

Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất

– Khoảng cách giữa các xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ

  • Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy trước xe mình ở nơi có biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa 2 xe” phải giữ một khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển.
  • Xe ô tô chạy thành từng đoàn có tổ chức theo một hàng thì chiều dài mỗi đoàn không quá 250m; khoảng cách mỗi đoàn là 100m; trừ đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
  • Trên đường cao tốc trừ khi nhập làn và tách làn người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn khi mặt đường khô ráo, được quy định như sau:
ĐỌC  Toyota Camry 2024 - Biểu tượng sedan hạng D tại Việt Nam
Tốc độ lưu hànhKhoảng cách an toàn tối thiểu (m)
Đến 6030
Trên 60 đến 8050
Trên 80 đến 10070
Trên 100 đến 12090

– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

– Vượt xe:

  • Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  • Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  • Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  • Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ một số trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải

– Chuyển hướng xe:

  • Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
  • Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
  • Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  • Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Các loại phương tiện giao thông đường bộ
Các loại phương tiện giao thông đường bộ (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải đảm đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Xem thêm: [Mới Nhất] Mức Phạt Lỗi Chạy Quá Tốc Độ Dành Cho Ô Tô, Xe Máy

Nguyên tắc khi tham gia giao thông
Nguyên tắc khi tham gia giao thông (Nguồn: Internet)

Quy định hệ thống báo hiệu đường bộ

Theo quy định tại Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

  • Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.
  • Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
  • Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

– Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:

  • Tín hiệu xanh là được đi;
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Xem thêm: Các Hạng Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Việt Nam Được Sử Dụng Hiện Nay

Đèn báo hiệu giao thông
Đèn báo hiệu giao thông (Nguồn: Internet)

– Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

  • Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  • Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  • Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  • Biển báo chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
  • Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

– Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

– Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Xem thêm: Quy Định Tốc Độ Xe Ô Tô Khi Tham Gia Giao Thông Và Mức Phạt 2023

Tham gia giao thông đúng quy định
Tham gia giao thông đúng quy định (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về quy tắc giao thông đường bộ

Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?

Thứ tự các xe ưu tiên được quy định như sau: Xe Cứu Hỏa → Xe Quân Sự → Xe Công An → Xe Cứu Thương → Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh → Đoàn xe tang → Xe cận vệ…

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết trên của Bravigo đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về các chi tiết quy tắc giao thông đường bộ mà bạn có thể tham khảo để giảm thiểu tối đa các tai nạn không đáng có.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0816 888 228 (miễn phí)

Email: info@bravigo.vn

Chat: Facebook Bravigo (bravigo.vn) hoặc Website Bravigo.vn

Thiết Bị Công Nghệ Ô Tô Dành Cho Người Việt

Mời đánh giá post
Tuấn Anh
Head of Marketing-Integrated Marketing Manager

Tôi là Tuấn Anh – một người đam mê công nghệ và yêu thích các sản phẩm màn hình ô tô, phụ kiện xe hơi. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực E-commerce, B2C, cùng với kỹ năng SEO, Tool Marketing và Lập trình Web, tôi luôn tìm cách tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị và mang đến những giải pháp sáng tạo cho khách hàng. Sự kết hợp giữa nền tảng kỹ thuật số và marketing giúp tôi xây dựng chiến lược hiệu quả, không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trên các nền tảng thương mại điện tử. Tôi mong muốn chia sẻ những thông tin hữu ích về màn hình ô tô, phụ kiện xe hơi, cũng như các phương pháp tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực này. Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích! 🚀

Để lại một bình luận

Cần tư vấn gọi ngay: 0816 888 228