Cho Mượn Xe Ô Tô Gây Tai Nạn? Chủ Xe Có Phải Bồi Thường Hay Đi Tù?

cho mượn xe gây tai nạn phải làm sao

Trong cuộc sống hàng ngày, việc cho bạn bè và người thân mượn xe để di chuyển là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi xảy ra va chạm, chủ sở hữu có liên quan đến sự cố này hay không? Việc hiểu rõ các quy định pháp luật về việc cho mượn xe gây tai nạn và ai chịu trách nhiệm sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi cá nhân và tăng thêm sự yên tâm khi cho người khác mượn xe. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp cho mượn xe gây tai nạn là một vấn đề quan trọng và được nhiều người quan tâm. Vậy, liệu người mượn xe gây tai nạn chịu trách nhiệm bồi thường hay chủ xe sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Bài viết dưới đây của BRAVIGO sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến trách nhiệm và các mức phạt khi cho mượn xe ô tô gây tai nạn.

Cho mượn xe ô tô
Cho mượn xe ô tô (Nguồn: Internet)

Ai chịu trách nhiệm khi cho mượn xe gây tai nạn?

Cho mượn xe ô tô gây tai nạn
Cho mượn xe ô tô gây tai nạn (Nguồn: Internet)

Căn cứ vào Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, đã quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

  • Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ và thú dữ.
  • Thiệt hại do những nguồn nguy hiểm cao độ này gây ra sẽ yêu cầu bồi thường trực tiếp từ chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu đã giao cho người khác sử dụng, chiếm hữu thì người này sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, trừ khi có thỏa thuận riêng với chủ sở hữu.

Trong những trường hợp sau đây, cả chủ sở hữu và người chiếm hữu sẽ không phải bồi thường thiệt hại:

  • Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do người bị thiệt hại cố ý gây ra lỗi;
  • Thiệt hại xảy ra trong tình huống bất khả kháng hoặc khẩn cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại giữa hai bên, người mượn xe gây tai nạn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra. Do đó, chủ xe cho mượn cần nắm rõ những quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho bản thân trong những tình huống gây ra thiệt hại.

Xem thêm:

Chủ xe bị truy cứu trách nhiệm khi cho mượn xe gây tai nạn khi nào?

Chủ xe bị truy cứu trách nhiệm khi cho mượn xe
Chủ xe bị truy cứu trách nhiệm khi cho mượn xe (Nguồn: Internet)

Chủ sở hữu xe vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi cố ý giao xe cho những người không đủ điều kiện để sử dụng. Lỗi vi phạm này đã được quy định cụ thể tại khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

  • Chủ sở hữu không được cho mượn phương tiện giao thông nếu biết rõ đối tượng không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu vẫn đồng ý, người cho mượn xe gây tai nạn giao thông thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ chịu phạt hành chính từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
    • Làm chết người;
    • Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe hơn 61% của 1 người;
    • Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 2 người với mức tổng tỷ lệ tổn thương của những người này trong khoảng 61% – 121%;
    • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng – 500.000.000 đồng.
  • Đối với những trường hợp xe không chính chủ gây tai nạn dưới đây, chủ sở hữu sẽ phải nộp phạt hành chính từ 50.000.000 đồng – 200.000.000 đồng hoặc phạt tù giam từ 06 tháng – 03 năm:
    • Làm chết 2 người;
    • Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 2 người với mức tổng tỷ lệ tổn thương của những người này trong khoảng 122% – 200%;
    • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng – 1.500.000.000 đồng.
  • Những chủ sở hữu cho mượn xe gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt từ 2- 7 năm nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
    • Làm chết 3 người trở lên;
    • Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 2 người với mức tổng tỷ lệ tổn thương của những người này lớn hơn 201%;
    • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
  • Tùy theo từng trường hợp, người trực tiếp gây tai nạn sẽ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
ĐỌC  Hệ Thống Cân Bằng Điện Tử ESP Là Gì? Lưu Ý Khi Sử Dụng

Theo quy định pháp luật, khi cho mượn xe gây tai nạn, chủ sở hữu vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu chủ sở hữu nhận thấy người được mượn xe không đủ khả năng điều khiển phương tiện trong tình trạng hiện tại, nhưng vẫn đồng ý cho mượn, mức phạt sẽ được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của hậu quả xảy ra. Trái lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về người mượn xe nếu họ đủ điều kiện tham gia giao thông vào thời điểm hiện tại.

Xem thêm:

Quy định pháp luật lỗi xe không chính chủ

1. Trường hợp xảy ra tai nạn do lỗi của phương tiện

Nếu trong quá trình di chuyển trên đường xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… dẫn đến tai nạn, nguyên nhân sẽ được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ. Theo khoản 2 của Điều 601 trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, có quy định như sau: chủ xe sẽ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ xe đã giao xe cho người khác chiếm hữu và sử dụng, thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại do tai nạn xảy ra.

Xảy ra tai nạn do lỗi của phương tiện
Xảy ra tai nạn do lỗi của phương tiện (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

2. Trường hợp gây tai nạn do lỗi của người điều khiển

Theo Điều 584 của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của người khác gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường (trừ khi BLDS hoặc luật khác liên quan có quy định khác). 

ĐỌC  So sánh MHU Android và các loại màn hình khác cho VF3

Do đó, người điều khiển phương tiện gây tai nạn khi lưu thông trên đường sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp chủ xe cho người khác mượn xe và người mượn gây tai nạn, người mượn xe sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, trong khi chủ xe không bị truy cứu trách nhiệm bồi thường hoặc trách nhiệm hình sự (trừ khi giữa chủ xe và người mượn đã có thỏa thuận rõ ràng về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi giao xe cho người khác sử dụng và gây tai nạn).

Hướng dẫn lái xe an toàn khi mượn xe

Khi đã nắm rõ trách nhiệm của chủ xe và người điều khiển khi lái xe gây tai nạn, mỗi người trước khi mượn phương tiện giao thông nên trang bị cho bản thân những kinh nghiệm điều khiển để hai bên đều cảm thấy an tâm. Dưới đây là một số cách lái xe ô tô an toàn giúp người mượn dễ dàng làm quen và điều khiển, đảm bảo an toàn khi di chuyển:

  1. Làm quen với thao tác trên xe: Người mượn xe nên làm quen với các vị trí như cần số, ga, phanh và côn trước khi tham gia giao thông. Điều này giúp người điều khiển ô tô nhanh chóng ghi nhớ các thao tác và có thể xử lý kịp thời trong tình huống bất ngờ. Hơn nữa, việc điều chỉnh ghế lái, vô lăng và gương chiếu hậu sao cho phù hợp với tư thế ngồi cũng giúp tăng khả năng quan sát và đảm bảo an toàn khi di chuyển.
  2. Tuân thủ luật lệ giao thông: Người mượn xe cần hiểu và tuân thủ các quy tắc giao thông cơ bản, bao gồm các biển báo đường, tín hiệu đèn và các quy định về ưu tiên. Việc nắm vững luật lệ giúp người lái xe dự đoán và phản ứng đúng cách trong các tình huống phát sinh, đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.
  3. Tập trung và kiểm soát tốc độ: Trong quá trình lái xe, người mượn xe cần tập trung tuyệt đối và không để lạc tay, lạc mắt. Kiểm soát tốc độ là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn, vì vậy hãy tuân thủ giới hạn tốc độ và điều chỉnh tốc độ phù hợp với điều kiện đường và môi trường xung quanh.
  4. Giữ khoảng cách an toàn: Luôn duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước để có đủ thời gian phản ứng khi có tình huống xảy ra. Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện sẽ giảm nguy cơ xảy ra va chạm và giúp người lái xe có đủ thời gian và không gây áp lực cho việc lái xe.
  5. Đảm bảo chuẩn bị kỹ thuật: Trước khi lái xe, hãy kiểm tra các hệ thống và thiết bị trên xe như hệ thống phanh, ánh sáng, lốp xe, dầu máy, nước làm mát… để đảm bảo chúng hoạt động tốt và giảm nguy cơ xảy ra sự cố trên đường.
  6. Chú ý gương chiếu hậu khi lái xe ô tô: Một lưu ý quan trọng khác về an toàn khi lái xe là tận dụng tối đa gương chiếu hậu. Gương chiếu hậu là một phần quan trọng giúp người điều khiển xe có thể quan sát hai bên đường và phía sau xe một cách dễ dàng, từ đó tránh những tình huống nguy hiểm như tạt đầu xe khác, vi phạm các vạch kẻ đường hoặc thậm chí gây ra tai nạn. Đặc biệt, người mượn xe cần phải làm quen với kỹ năng sử dụng gương khi lùi xe, thay vì quay đầu lại hoặc ra ngoài để thực hiện thao tác này.
ĐỌC  Hướng Dẫn Cách Lắp Cảm Biến Áp Suất Lốp Đơn Giản Từ A Đến Z

Tóm lại, việc nắm vững cách điều khiển xe ô tô an toàn là rất quan trọng đối với người mượn xe. Bằng cách tuân thủ luật lệ giao thông, tập trung, điều chỉnh tốc độ và duy trì khoảng cách an toàn, người mượn xe

Câu hỏi thường gặp về cho mượn xe ô tô gây tai nạn

Chủ xe cho mượn xe gây tai nạn có đi tù hay không?

Người điều khiển xe gây tai nạn sẽ chịu trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hình sự (nếu có) theo quy định của pháp luật. Theo Điều 264 và Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), nếu người mượn xe gây tai nạn trong trường hợp không đủ điều kiện điều khiển xe nhưng vẫn được chủ xe cho mượn, chủ xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Các mức phạt được quy định như sau…

Cho người không có bằng lái mượn xe gây tai nạn xử phạt ra sao?

Nếu cho người không có bằng lái xe mượn xe gây tai nạn thì chủ xe phải chịu trách nhiệm. Căn cứ theo Điều 264 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi và bổ sung 2017) và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp chủ sở hữu biết người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng vẫn cho mượn xe thì chủ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có tai nạn xảy ra. Theo đó, chủ sở hữu xe có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tiền từ 10.000.000 – 50.000.000 đồng.

Kết luận

Chủ sở hữu xe nên tìm hiểu các quy định pháp luật để có thể trả lời câu hỏi liên quan đến việc cho mượn xe gây tai nạn ai chịu trách nhiệm. Việc nắm rõ tình trạng hiện tại cũng như kinh nghiệm lái xe an toàn của người mượn sẽ giúp giảm thiểu các va chạm có thể xảy ra và tránh việc bị liên đới nếu người mượn xe gây ra tai nạn. Hy vọng rằng với bài viết trên của BRAVIGO cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về việc cho mượn xe gây tai nạn.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng Màn hình Android ô tô, Android Box hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0816 888 228 (miễn phí)

Email: info@bravigo.vn

Chat: Facebook Bravigo (bravigo.vn) hoặc Website Bravigo.vn

Thiết Bị Công Nghệ Ô Tô Dành Cho Người Việt

Mời đánh giá post
CAO THÚY
Content Writer

Tôi là Cao Thúy – một người đam mê viết lách và yêu thích các sản phẩm, thiết bị ô tô thông minh. Sự đam mê này đã thúc đẩy tôi hướng sự nghiệp của mình vào lĩnh vực này. Tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn đọc giả nhiều thông tin hữu ích. Với kiến thức và niềm đam mê với lĩnh vực ô tô, tôi đã tổng hợp những nội dung hữu ích về ô tô. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị!

Để lại một bình luận