Tác Dụng Của Biển Báo Cấm? Ý Nghĩa Của Biển Báo Cấm Là Gì?

biển báo cấm có tác dụng gì

Biển báo cấm trên đường là một phần quan trọng trong hệ thống biển báo giao thông và có tác dụng ngăn chặn hoặc cảnh báo về việc không được tiếp tục hoặc thực hiện các hành vi, hành động cụ thể. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông, nhận biết và tuân thủ theo các biển báo cấm là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và tuân thủ luật lệ giao thông. Hãy cùng BRAVIGO tìm hiểu những thông tin, kiến thức liên quan về tác dụng của biển báo cấm qua bài viết dưới đây.

Tác dụng của biển báo cấm
Tác dụng của biển báo cấm (Nguồn: Internet)

Giới thiệu về biển báo cấm tại Việt Nam

1. Thông tin chi tiết về biển báo cấm

Biển báo cấm là những biển báo hiển thị những hành vi mà người điều khiển phương tiện giao thông không được vi phạm.

Thông thường, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, biển báo cấm sẽ có dạng hình tròn với viền màu đỏ, trên nền trắng có in hình vẽ hoặc chữ số màu đen thể hiện nội dung cấm.

2. Tác dụng của biển báo cấm và cách nhận biết chính xác

Biển báo cấm có tác dụng quy định những luật cấm không được vi phạm, do đó người điều khiển phương tiện giao thông cần phải nghiêm túc chấp hành theo những nội dung biểu hiện trên biển báo.

Hầu hết các loại biển báo cấm đều có dạng hình tròn có nền trong màu trắng, trên nền thể hiện những hình vẽ màu đen thể hiện cho nội dung cấm hoặc hạn chế đi lại của người tham gia giao thông.

Xem thêm:

Ý nghĩa và đặc điểm của các biển báo cấm trong lưu thông

Căn cứ theo Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, các biển báo cấm có đặc điểm chung như sau:

  • Biển báo có dạng hình tròn.
  • Biển báo thường có nền trắng, viền đỏ, ký hiệu bằng hình vẽ hoặc chữ viết màu đen để thể hiện điều cấm.
  • Biển báo có dấu gạch chéo, mang ý nghĩa cấm người tham gia giao thông thực hiện.
  • Hầu hết các biển báo cấm đều có chung một quy cách thống nhất với đường kính là 70cm, viền đỏ rộng 10cm và vạch đỏ rộng 5cm.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, biển báo cấm có thể có hình dạng, màu sắc khác (Ví dụ: Biển cấm đi ngược chiều và dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng; Biển cấm dừng và đỗ xe: cấm đỗ xe, cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng).
Ý nghĩa của biển báo cấm
Ý nghĩa của biển báo cấm (Nguồn: Internet)
  • Biển cấm số 101 “Đường cấm”: Đây là biển báo cấm đi vào làn đường đối với tất cả phương tiện giao thông (bao gồm xe cơ giới và xe thô sơ), ngoại trừ trường hợp các xe được ưu tiên theo quy định.
  • Biển cấm số 102 “Cấm đi ngược chiều”: Biển báo này có tác dụng cấm mọi loại phương tiện giao thông (xe cơ giới và xe thô sơ) đi vào làn đường bị cấm theo hướng đặt biển, ngoại trừ các xe ưu tiên theo quy định.
  • Biển cấm số 130 “Cấm dừng, đỗ xe”: Loại biển cấm này có tác dụng cấm các xe cơ giới dừng, đỗ tại làn đường có đặt biển báo, ngoại trừ các loại xe ưu tiên theo quy định.
  • Biển cấm số 131a “Cấm đỗ xe”: Đặt tại nơi cấm đỗ xe đối với tất cả các loại xe ngoại trừ xe được ưu tiên. – Biển cấm số 103c “Cấm ô tô rẽ trái”: Tất cả các loại xe cơ giới bao gồm cả xe 3 bánh có thùng không được phép rẽ trái tại đường có đặt biển cấm, ngoại trừ xe gắn máy, xe hai bánh và các loại xe ưu tiên.
  • Biển cấm số 104 “Cấm môtô”: Đặt tại đoạn đường cấm tất cả các loại xe mô tô lưu thông, trừ các loại xe được ưu tiên. 
  • Biển cấm số 105 “Cấm các loại ô tô và xe môtô”: Có tác dụng cấm tất cả các loại xe mô tô và cơ giới lưu thông trên đường, trừ xe gắn máy và các xe ưu tiên theo quy định.
  • Biển cấm số 106a “Cấm các loại ô tô tải”: Các loại ô tô vận tải chở hàng từ 1.5 tấn trở lên bị cấm lưu thông vào làn đường, trừ các loại xe ưu tiên theo quy định. Biển cấm này cũng có hiệu lực với xe đầu kéo và các xe máy chuyên dụng.
  • Biển cấm số 106b “Cấm các loại ô tô tại có tổng trọng lượng vượt quá trọng lượng quy định”: Biển báo này cũng có hiệu lực cấm đối với các loại xe đầu kéo và xe chuyên dụng lưu thông vào làn đường.
  • Biển cấm số 106c “Cấm các loại xe chở hàng nguy hiểm”: Có tác dụng cấm các loại xe chở hàng hóa nguy hiểm.
  • Biển cấm số 107 “Cấm các loại ô tô khách, ô tô tải”: Các loại ô tô chở khách và ô tô tải bị cấm lưu thông vào làn đường. Biển cấm cũng có tác dụng đối với cả xe đầu kéo và xe thi công chuyên dụng, ngoại trừ các loại xe ưu tiên.
  • Biển cấm số 108 “Cấm tất cả ô tô, xe đầu kéo moóc và sơ mi rơ-moóc”: Biển có tác dụng cấm các loại xe cơ giới có kéo rơ-moóc bao gồm cả xe mô tô, xe đầu kéo, ô tô chở khách có kéo rơ-moóc lưu thông vào làn đường, ngoại trừ xe ưu tiên và ô tô sơ mi rơ-moóc theo quy định.
  • Biển cấm số 109 “Cấm máy kéo”: Cấm tất cả các loại xe máy kéo bao gồm cả xe máy kéo bánh hơi, bánh xích tham gia lưu thông.
  • Biển cấm số 110a “Cấm các loại xe đạp”: Đoạn đường có đặt biển cấm các loại xe đạp lưu thông, tuy nhiên, biển không có tác dụng cấm những người dắt xe đạp đi qua.
  • Biển cấm số 110b “Cấm các loại xe đạp thồ”: Đoạn đường có biển cấm không cho phép xe đạp thồ lưu thông. Tuy nhiên, biển cấm này không có tác dụng với người dắt xe đạp hoặc dắt xe đạp thồ.
  • Biển cấm số 111a “Cấm các loại xe gắn máy”: Biển có tác dụng cấm các loại xe gắn máy lưu thông vào làn đường và không có giá trị với người đi xe đạp.
  • Biển cấm số 111b “Cấm các loại xe 3 bánh có gắn động cơ”: Các loại xe 3 bánh có gắn thêm động cơ như xe xích lô máy, xe lam,… không được phép lưu thông qua làn đường có đặt biển báo.
  • Biển cấm số 111c “Cấm các loại xe 3 bánh có gắn động cơ”: Cấm các loại xe 3 bánh có gắn động cơ máy như xe lôi máy,… đi qua đoạn đường.
  • Biển cấm số 111d “Cấm các loại xe 3 bánh không gắn động cơ”: Đoạn đường có đặt biển cấm không cho phép các loại xe 3 bánh không gắn động cơ như xích lô đạp, xe lôi đạp,… lưu thông.
  • Biển cấm số 112 “Cấm người đi bộ”: Biển báo có tác dụng cấm người đi bộ đi vào làn đường có đặt biển.
  • Biển cấm số 113 “Cấm xe có người kéo hoặc đẩy”: Biển báo có chức năng cấm các loại xe thô sơ có người kéo hoặc đẩy lưu thông vào đoạn đường. Ngoài ra, biển báo không có tác dụng cấm xe nôi đẩy trẻ em và các loại xe chuyên dụng dành cho người khuyết tật.
  • Biển cấm số 114 “Cấm các loại xe kéo bởi súc vật”: Có tác dụng cấm các hình thức sử dụng súc vật chở hàng hoặc hành khách lưu thông vào đoạn đường.
  • Biển cấm số 115 “Hạn chế trọng lượng xe”: cấm xe thô sơ, xe cơ giới và xe ưu tiên theo luật có trọng lượng toàn bộ xe, kể cả hàng trên xe, lớn hơn mức được quy định trên biển báo đi qua.
  • Biển cấm số 116 “Hạn chế trọng lượng trên trục xe”: cấm xe cơ giới, xe thô sơ và xe ưu tiên theo luật có trọng lượng toàn xe (gồm xe và cả hàng trên xe) phân bổ trên một trong các trục của xe nặng hơn mức giá trị quy định bởi biển báo được đi qua. 
  • Biển cấm số 117 “Hạn chế chiều cao”: đường cấm xe cơ giới, xe thô sơ cũng như các xe được ưu tiên theo luật có chiều cao toàn bộ xe (tính từ mặt đường đến điểm cao nhất của xe) vượt mức giá trị mà biển quy định đi qua.
  • Biển cấm số 118 “Hạn chế chiều ngang”: đường cấm xe thô sơ, xe cơ giới, xe ưu tiên theo luật có chiều ngang toàn bộ xe vượt mức quy định trên biển đi qua.
  • Biển cấm số 119 “Hạn chế chiều dài ôtô”: cấm xe thô sơ và xe cơ giới, bao gồm cả xe ưu tiên theo quy định của luật pháp có chiều dài cả xe lớn hơn mức được quy định trên biển được đi qua.
  • Biển cấm số 120 “Hạn chế chiều dài ôtô, máy kéo kéo moóc hoặc sơ mi rơ moóc”: biển báo này cấm các xe cơ giới hoặc xe thô sơ kéo theo moóc, ô tô sơ mi rơ moóc và cả xe ưu tiên kéo theo moóc theo quy định của luật pháp, xe có độ dài tính cả moóc và hàng lớn hơn mức quy định đi qua.
ĐỌC  Top 10 Mẫu Xe Ô Tô Năm 2024 Đáng Quan Tâm Tại Thị Trường Việt Nam

Xem thêm:

Mức phạt khi vi phạm lỗi đi vào đường cấm

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cho người tham gia giao thông vi phạm lỗi phạt đi vào đường cấm được quy định cụ thể như sau:

STTPhương tiệnMức phạt Quy định dựa theo
1Xe ô tô và xe tương tự ô tôTừ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5
2Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)Từ 400.000 – 600.000 đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6
3Xe máy chuyên dùngTừ 400.000 – 600.000 đồng.Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.điểm b khoản 3 và điểm a khoản 10 Điều 7
4Xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máyTừ 200.000 – 300.000 đồng.điểm c khoản 3 Điều 8

Một số lưu ý về biển báo cấm bạn cần nắm

1. Các loại biển báo cấm theo khung giờ

Biển báo cấm theo khung giờ
Biển báo cấm theo khung giờ (Nguồn: Internet)

Khi cần phải cấm các phương tiện lưu thông theo giờ cần đặt biển phụ số S.508 nằm dưới biển cấm, ngoài ra có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt, phụ đề bằng tiếng Anh trong biển.

2. Các loại biển báo cấm nhiều loại xe, phương tiện

Để thông báo về đoạn đường cấm cho nhiều loại xe, có thể sử dụng các biển báo kết hợp các ký hiệu xe bị cấm theo quy định sau: 

ĐỌC  Màn Hình Android Cerato: Đánh Giá Màn Hình Cho Xe KIA Cerato 2023

– Sử dụng biển báo kết hợp để chỉ ra các loại xe cơ giới trên một biển.

– Sử dụng biển báo kết hợp để chỉ ra các loại xe thô sơ trên một biển.

– Hạn chế việc kết hợp quá 2 loại xe trên mỗi biển.

3. Chi tiết về các vị trí đặt biển cấm theo hướng đi và hiệu lực của biển cấm

  • Biển báo thường được đặt ở vị trí khác nhau giữa các đường hoặc vị trí trước đó trên đường cần cấm.
  • Biển cấm có hiệu lực từ vị trí đặt biển trở đi. Trong trường hợp không thể đặt biển cấm vị trí gần do lý do bất khả kháng, thì cần đặt thêm biển phụ số S.502 để xác định khoảng cách từ sau biển cấm vị trí bắt đầu có hiệu lực.
  • Biển báo phụ số S.503 “Hướng dẫn tác dụng của biển” được đặt khi cần chỉ ra hướng tác dụng của biển và vị trí bắt đầu hoặc vị trí kết thúc hiệu lực của biển báo cấm.
  • Những trường hợp không cần phải quy định phạm vi có hiệu lực của biển và không cần biển báo hết cấm: tất cả biển báo từ số P.101 đến số P.120.
  • Tuy nhiên, thay vào đó thì cần đặt các biển báo hướng dẫn lỗi đi đúng cho loại phương tiện bị cấm (trừ các trường hợp cấm do đường, cầu bị kẹt mà không có lối khác để rẽ) theo quy định tại “Biển chỉ dẫn trên đường xe hơi không phải là đường cao tốc” cho các biển cấm từ P.101 đến P.120.
  • Đối với các đoạn đường đang trong quá trình thi công thì biển cấm cần có hiệu lực trong thời gian dài, do vậy tại nơi giao nhau giữa các tuyến đường cần phải đặt nhắc lại biển cấm ngay sau điểm giao nhau theo hướng về đường đang bị cấm. Trường hợp không đặt biển nhắc lại, biển cấm sẽ mặc nhiên được xem là không còn hiệu lực.
ĐỌC  [Bật Mí] 9 Cách Khử Mùi Xe Ô Tô Hiệu Quả Nhất, Cực Đơn Giản

Xem thêm:

Những câu hỏi thường gặp về biển báo cấm

Biển báo cấm có ý nghĩa gì?

Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo cấm đi ngược chiều màu gì?

Biển báo này có hình tròn, nền đỏ và một gạch ngang to màu trắng ở giữa.

Kết luận

Bài viết trên đây của BRAVIGO đã tổng hợp thông tin về hệ thống biển báo cấm trong giao thông. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích cho bạn. Hãy luôn tuân thủ luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người tham gia giao thông khác. Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần thông tin chi tiết hơn, hãy gửi yêu cầu cho chúng tôi. Chúc bạn có một hành trình an toàn và thuận lợi!

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0816 888 228 (miễn phí)

Email: info@bravigo.vn

Chat: Facebook Bravigo (bravigo.vn) hoặc Website Bravigo.vn

Thiết Bị Công Nghệ Ô Tô Dành Cho Người Việt

Mời đánh giá post
CAO THÚY
Content Writer

Tôi là Cao Thúy – một người đam mê viết lách và yêu thích các sản phẩm, thiết bị ô tô thông minh. Sự đam mê này đã thúc đẩy tôi hướng sự nghiệp của mình vào lĩnh vực này. Tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn đọc giả nhiều thông tin hữu ích. Với kiến thức và niềm đam mê với lĩnh vực ô tô, tôi đã tổng hợp những nội dung hữu ích về ô tô. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị!

Để lại một bình luận