Ngày
Giờ
Phút
Giây

Mở Bán Bản Nâng Cấp Mới Dành Cho VF3

Cách Xử Lý Sự Cố Kẹt Chân Ga Với #7 Bước Đơn Giản Và An Toàn Nhất

kẹt chân ga phải làm sao

Khi xe bị kẹt chân ga, đây là một tình huống “cơn ác mộng” đối với lái xe. Hoảng loạn trong trường hợp này có thể dẫn đến việc mất kiểm soát, do đó, lái xe cần phải giữ bình tĩnh và xử lý sự cố một cách đúng đắn để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm gì khi xe bị kẹt chân ga? Hãy cùng BRAVIGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kẹt chân ga phải làm sao?
Kẹt chân ga phải làm sao? (Nguồn: Internet)

Lý do khiến xe bị kẹt chân ga

Chính nhà sản xuất có thể là nguyên nhân khiến chân ga ô tô bị kẹt. Trong quá khứ, một số hãng xe ô tô trên toàn cầu đã phải thu hồi số lượng lớn xe do gặp sự cố kẹt chân ga gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng.

Lỗi kẹt chân ga có thể xuất phát từ một thành phần trong hệ thống quản lý động cơ hoặc ống chân không bị lỗi, hoặc do một liên kết của bộ tăng tốc bị hỏng. Tuy nhiên, những lỗi như vậy rất hiếm gặp vì trước khi chiếc xe được đưa ra thị trường, nhà sản xuất đã tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng.

Sử dụng giày cao gót có thể gây kẹt chân ga
Sử dụng giày cao gót có thể gây kẹt chân ga (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 

Sử dụng giày cao gót hoặc những loại giày dép phức tạp cũng có thể gây kẹt chân ga. Trong quá trình lái xe, nên mang giày đơn giản và dễ thao tác như giày bệt, giày thể thao hoặc dép có đế trơn.

Ngoài ra, hiện tượng kẹt chân ga cũng có thể xảy ra do thảm trải sàn hoặc các vật dụng khác rơi xuống sàn buồng lái. Thảm trải sàn nếu không được cố định có thể bị xô lệch và các vật dụng như chai nước, bình xịt hoặc trái cây có thể rơi xuống và mắc kẹt vào chân ga. Để tránh tình huống này, nên sử dụng thảm trải sàn cố định, đồng thời thường xuyên làm sạch buồng lái và kiểm tra kỹ trước khi đi xe.

ĐỌC  Hướng Dẫn Cập Nhật Phần Mềm Màn Hình Bravigo Online Đơn Giản

Cuối cùng, việc sử dụng xe trong thời gian dài mà không bảo dưỡng đều đặn cũng có thể khiến các chi tiết bao gồm chân ga xuống cấp. Sự mất nhạy của chân ga theo thời gian sử dụng kéo theo nguy cơ kẹt chân ga. Do đó, việc bảo trì và bảo dưỡng xe định kỳ rất quan trọng để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt nhất.

Nguy hiểm xảy ra khi xe bị kẹt chân ga

Kẹt chân ga vô cùng nguy hiểm
Kẹt chân ga vô cùng nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Khi ô tô kẹt chân ga, xe sẽ đột ngột tăng tốc dễ khiến tài xế mất bình tĩnh, thậm chí là hoảng loạn, làm tăng khả năng gây ra những tai nạn đáng tiếc. Cụ thể tình huống này, xe có thể đạt đến vận tốc 200km/h và hệ thống phanh gần như đã bị vô hiệu hóa.

Tài xế có thể nhận biết các dấu hiệu xe ô tô bị kẹt chân ga thông qua các biểu hiện như: xe mất phanh, đồng hồ tua máy đột ngột dâng cao trên 3000 rpm (vòng/phút), xe tăng tốc bất ngờ, hay tốc độ của xe không thể giảm cả khi tài xế nhả hay đạp phanh.

Các bước xử lý khi xe ô tô bị kẹt chân ga

Hướng dẫn xử lý khi xe bị kẹt chân ga
Hướng dẫn xử lý khi xe bị kẹt chân ga (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Giữ bình tĩnh

Mặc dù là sự cố nguy hiểm nhưng kẹt chân ga có thể xử lý được nếu tài xế không lúng túng, hoảng hốt. Mất bình tĩnh không những không thể giải quyết vấn đề mà còn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng không đáng có.

Bật đèn báo khẩn cấp

Khi gặp bất kỳ tình huống nguy hiểm hay mất kiểm soát nào, bước đầu tiên, tài xế cần bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường.

Sử dụng mũi chân phải nâng bàn đạp ga

Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Tuyệt đối không dùng mũi chân trái vì sẽ gây vướng víu. Bên cạnh đó, chân trái nên dùng để đạp côn và thử phương pháp khác nếu cách này không phát huy tác dụng.

ĐỌC  Thủ Tục Sang Tên Xe Ô Tô Mới Nhất Theo Quy Định 2024

Nhanh chóng gạt cần số về N

Trong trường hợp chân ga vẫn kẹt cứng, tài xế ngay lập tức gạt cần số về N. Việc này giúp ngắt truyền động từ động cơ xuống bánh xe để ô tô trôi theo quán tính. Đối với ô tô hộp số sàn, người lái phải đạp chân côn hết hành trình trước khi chuyển cần số về N.

Xem thêm:

Đạp phanh để hãm xe lại

Sau khi chuyển số về N thì đạp phanh từ từ để giảm tốc độ, chú ý quan sát rồi đưa xe vào lề đường một cách an toàn.

Tắt máy xe

Sau khi xe đã dừng hoàn toàn, tắt nguồn động cơ bằng cách xoay chìa khóa về vị trí tắt.

Gọi cứu hộ

Khi xe đã dừng hẳn, tài xế phải gọi cứu hộ để kéo xe về các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra. Chúng ta tuyệt đối không cố khởi động lại xe hay tự lái xe đi tìm chỗ sửa chữa, đề phòng tình huống kẹt chân ga tái diễn.

Những điều không nên làm khi xe bị kẹt chân ga

Tuyệt đối KHÔNG tắt máy khi xe chạy

Nhiều người khi thấy xe kẹt chân ga thì mất bình tĩnh, theo quán tính lật đật tắt máy xe. Cách xử lý tắt máy khi xe đang chạy là một hành động nguy hiểm và không nên thực hiện. Việc tắt máy sẽ không giúp giảm tốc độ của xe mà có thể làm tình hình trở nên nguy hiểm hơn. Đặc biệt, trong trường hợp đang di chuyển xuống dốc, việc tắt máy sẽ làm xe di chuyển nhanh hơn vì không có lực hãm từ động cơ.

Ngoài ra, tắt máy cũng sẽ vô hiệu hóa hệ thống trợ lực lái, làm cho vô lăng trở nên nặng, cứng và khó điều khiển hơn rất nhiều. Điều này có thể gây ra nguy hiểm cho lái xe và các người tham gia giao thông khác.

Không kéo phanh tay 

Phanh tay chỉ có tác dụng hãm bánh sau và giúp cố định xe khi đang đứng yên. Tuy nhiên, nếu bạn kéo phanh tay trong khi xe đang chạy với tốc độ cao, hai bánh sau sẽ bị khóa gấp, gây ra hiện tượng trượt và có thể dẫn đến mất lái hoặc thậm chí lật xe. Vì vậy, ngay cả khi bạn bị kẹt chân ga, quan trọng là không được kéo phanh tay mà chỉ sử dụng chân phanh để giảm tốc.

ĐỌC  So Sánh Màn Hình Bravigo Và Oled: Đánh Giá Ưu Nhược Điểm

Những câu hỏi thường gặp về kẹt chân ga

Cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga?

Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện khi xe bị kẹt chân ga: Giữ bình tĩnh, Ngay lập tức chuyển tay số sang trạng thái N hoặc Dừng để dừng lại xe. Nhấn phanh và tắt động cơ.
Lưu ý rằng việc duy trì bình tĩnh và nắm vững các biện pháp khẩn cấp này là quan trọng để đảm bảo an toàn cho bạn và người tham gia giao thông xung quanh. Nếu không tự tin hoặc không thể xử lý sự cố một cách an toàn, hãy liên hệ ngay với dịch vụ cứu hộ hoặc gọi số cấp cứu để được trợ giúp.

Chân ga ô tô bị nặng do đâu?

Nguyên nhân do chân ga bị nặng chủ yếu là do cơ cấu cơ khí của chân ga không được bảo dưỡng nên lâu ngày bị khô và khi bạn đạp chân ga do ma sát nên làm chân ga nặng hơn so với bình thường.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết của BRAVIGO, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để xử lý tình huống tương tự. Trong trường hợp gặp phải sự cố kẹt chân ga, hãy giữ bình tĩnh và nắm vững các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho bạn và những người tham gia giao thông xung quanh, từ đó tránh được những tai nạn nghiêm trọng.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0816 888 228 (miễn phí)

Email: info@bravigo.vn

Chat: Facebook Bravigo (bravigo.vn) hoặc Website Bravigo.vn

Thiết Bị Công Nghệ Ô Tô Dành Cho Người Việt

Mời đánh giá post
Tuấn Anh
Head of Marketing-Integrated Marketing Manager

Tôi là Tuấn Anh – một người đam mê công nghệ và yêu thích các sản phẩm màn hình ô tô, phụ kiện xe hơi. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực E-commerce, B2C, cùng với kỹ năng SEO, Tool Marketing và Lập trình Web, tôi luôn tìm cách tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị và mang đến những giải pháp sáng tạo cho khách hàng. Sự kết hợp giữa nền tảng kỹ thuật số và marketing giúp tôi xây dựng chiến lược hiệu quả, không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trên các nền tảng thương mại điện tử. Tôi mong muốn chia sẻ những thông tin hữu ích về màn hình ô tô, phụ kiện xe hơi, cũng như các phương pháp tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực này. Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích! 🚀

Để lại một bình luận

Cần tư vấn gọi ngay: 0816 888 228