Những Nguyên Nhân Chính Khiến Xe Bị Giật Khi Tăng Tốc

xe bị giật khi tăng tốc

Nếu xe ô tô của bạn đang gặp phải những tình trạng như xe bị giật khi tăng tốc thì đừng chủ quan. Hãy đến ngay đơn vị bảo dưỡng hoặc sửa chữa để kiểm tra, vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy các thành phần quan trọng trong động cơ của xe ô tô như bình lọc xăng, lọc gió động cơ, bugi, cảm biến MAF,… có vấn đề. Để tìm hiểu chi tiết hơn, cùng Bravigo tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe bị giật khi tăng tốc trong bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân khiến xe bị giật khi tăng tốc

Một số nguyên nhân khiến xe ô tô bị giật khi tăng tốc bạn có thể tham khảo.

Bình lọc xăng

Bình lọc xăng được thiết kế để lọc những tạp chất nhỏ, như bụi, cặn, hay tạp chất từ nhiên liệu trước khi đi vào động cơ. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành cặn và bảo vệ hệ thống nhiên liệu khỏi bị hỏng hóc. Nhưng khi lọc xăng bị tắc nghẽn nó có thể làm giảm lượng nhiên liệu đi đến động cơ, dẫn đến hiện tượng xe bị giật khi tăng tốc. Ngoài ra, trong thời gian dài sử dụng bình lọc xăng cũng có thể bị cũ hoặc hỏng, vì thế bình lọc xăng cũng cần được kiểm tra và thay thế định kỳ để tránh hiện tượng bị giật khi tăng tốc trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Xe Ô Tô Trung Bình 1 Lít Xăng Đi Được Bao Nhiêu Km?

Bình lọc xăng

Lọc gió động cơ bám bẩn

Tác dụng chính của lọc gió là giữ lại các hạt bụi, bụi phấn, lá cây, cặn, và các tạp chất khác từ không khí trước khi nó đi vào hệ thống động cơ. Điều này giúp đảm bảo không khí đến động cơ được làm sạch và không chứa các tạp chất làm hại đến bộ phận bên trong của động cơ. Khi lọc gió bị bẩn, nó có thể giảm lưu lượng không khí đi vào động cơ. Dẫn đến việc làm tăng áp suất không khí trong hệ thống, gây ra hiện tượng giật khi tăng tốc.

ĐỌC  Cách Chép Nhạc Vào USB Miễn Phí Trên Điện Thoại, Máy Tính

Xem thêm: Cách Sử Dụng Sạc Nhanh DC Cho Ô Tô Điện, So Sánh Sạc DC Với AC

Lọc gió động cơ bám bẩn

Không khí buồng đốt

Buồng đốt trong động cơ ô tô có tác dụng quan trọng trong quá trình đốt cháy nhiên liệu để tạo ra công suất và chuyển động. Khi buồng đốt của động cơ ô tô gặp vấn đề, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy, làm giảm hiệu suất đốt cháy và làm xe bị giật khi tăng tốc. Các vấn đề thường gặp phải của buồng đốt có thể là bị tắc nghẽn do cặn, bụi bẩn, tạp chất, mất cân bằng hỗn hợp nhiên liệu và không khí, cảm biến nhiệt độ và áp suất buồng đốt hỏng. Vì thế không khí buồng đốt cũng là một yếu tố mà bạn cần quan tâm trong những lần bảo dưỡng xe ô tô của mình.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Chạy Xe Dịch Vụ An Toàn, Tiết Kiệm Cho Tài Xế

Buồng đốt trong động cơ ô tô

Van PCV

Van PCV (Positive Crankcase Ventilation) là một thành phần quan trọng trong hệ thống xử lý khí thải của động cơ ô tô. Van PCV có tác dụng chính là kiểm soát, điều tiết áp suất trong buồng đốt và hệ thống khí thải của động cơ. Khi van PCV bị hỏng, bị két hoặc không thể đóng, mở đúng cách, làm cho hơi dầu và khí khác từ buồng đốt chảy vào hệ thống nạp không khí. Điều này có thể làm tăng lưu lượng khí thải, tăng áp suất hệ thống và gây hiện tượng xe ô tô đi chậm bị giật hoặc bị giật khi tăng tốc.

Van PCV

Bugi bị hư hỏng

Bugi là một bộ phận trong hệ thống đánh lửa của động cơ đốt trong, như động cơ xe ô tô. Chức năng chính của bugi là tạo lửa để châm nổ hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong buồng đốt. Khi Bugi bị hư hỏng có thể gây ra nhiều vấn đề cho hiệu suất của động cơ, sẽ giảm khả năng châm nổ, thời điểm châm nổ không đúng, đánh lửa không đều cho các buồng đốt từ đó sẽ làm cho xe hoạt động không ổn định và bị giật khi tăng tốc. 

Bugi bị hư hỏng

Cảm biến MAF

Cảm biến MAF, hay còn được gọi là Cảm biến Dòng Không Khí Lượng (Mass Air Flow Sensor), nằm trong hệ thống nạp không khí của động cơ ô tô. Chức năng chính của cảm biến MAF là đo lượng không khí đi vào động cơ và thông tin này được sử dụng để điều chỉnh lượng nhiên liệu được phun vào buồng đốt. Khi cảm biến MAF gặp vấn đề, không đọc chính xác lượng không khí mà động cơ hút vào, hệ thống điều khiển động cơ có thể không điều chỉnh được tỷ lệ nhiên liệu và lượng không khí chính xác. Điều này có thể dẫn đến hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị sai tỉ lệ, gây hiện tượng giật khi tăng tốc.

Cảm biến MAF

Cảm biến TPS

Cảm biến TPS (Throttle Position Sensor) là một thành phần trong hệ thống điều khiển động cơ của ô tô. Với chức năng chính là đo và báo cáo vị trí của bộ điều khiển ga trong hệ thống nạp không khí. Nếu cảm biến TPS bị hỏng hoặc hoạt động không đúng cách có thể gây ra hiện tượng xe bị giật khi tăng tốc. Hiện tượng này xảy ra là do cảm biến TPS không gửi thông tin chính xác, có phản ứng chậm hoặc không phản ứng về vị trí của van ga đến mô-đun điều khiển động cơ, làm hệ thống điều khiển điều chỉnh sai tỷ lệ nhiên liệu và không khí để phù hợp với mức mở của van ga. 

ĐỌC  Top 8 thương hiệu màn hình android ô tô tốt nhất hiện nay

Van EGR

Van EGR (Exhaust Gas Recirculation) là một phần của hệ thống khí thải của xe ô tô. Nhiệm vụ chính của van EGR là tái sử dụng một phần của khí thải từ buồng đốt và đưa nó trở lại buồng hút để trộn lại với hỗn hợp nhiên liệu và không khí. Trong trường hợp cảm biến EGR không hoạt động đúng cách hoặc bị hỏng, nó có thể gửi thông tin không chính xác về vị trí và hoạt động của van EGR đến mô-đun điều khiển động cơ. Điều này có thể dẫn đến điều chỉnh không đúng của van EGR và tạo ra hiện tượng giật.

Van EGR

Cảm biến ECT

Cảm biến ECT (Engine Coolant Temperature) là một cảm biến quan trọng được sử dụng trong hệ thống điều khiển của động cơ ô tô. Nhiệm vụ chính là đo và gửi thông tin về nhiệt độ của dung dịch làm mát và nhiệt độ hiện tại của động cơ về ECU để quyết định lượng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt. Khi cảm biến ECT bị hỏng hoặc gửi thông tin không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng xe hoạt động không ổn định, xe ô tô đang đi bị giật. 

Cảm biến Oxy

Cảm biến Oxy có vai trò chính là đo lượng oxy trong khí thải từ động cơ, là một bộ phận nằm trong hệ thống kiểm soát động cơ của xe ô tô. Khi cảm biến Oxy không hoạt động đúng cách, hệ thống điều khiển sẽ không kiểm soát được khả năng tạo ra khí độc hại trong khí thải của xe. Điều này dẫn đến việc tăng cường sản xuất các chất gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ, và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xe bị giật khi tăng tốc. Ngoài ra, cảm biến Oxy còn có tác dụng kiểm soát tỷ lệ nhiên liệu và không khí, kiểm soát quá trình đất cháy, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng hệ thống đốt cháy và xử lý khí thải của xe ô tô hoạt động hiệu quả. 

Cảm biến Oxy

Kết luận

Việc xe bị giật khi tăng tốc xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, đa phần là do bên trong động cơ có bộ phận bị hỏng hoặc làm việc không đúng cách. Vì thế để xe ô tô hoạt động ổn định thì cần phải được bảo dưỡng định kỳ và thay thế những bộ phận đã cũ hoặc bị hỏng. Việc này sẽ giúp bạn có được trải nghiệm di chuyển an toàn trên mỗi chặng đường. Nếu muốn biết thêm những thông tin bổ ích khác về xe ô tô, bạn có thể đọc thêm những bài viết khác tại mục Tin Tức của Bravigo.

ĐỌC  Hướng Dẫn Kích Hoạt Tính Năng Ẩn Cho Mazda CX5

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng Màn hình Android ô tô, Android Box hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0816 888 228 (miễn phí)

Email: info@bravigo.vn

Chat: Facebook Bravigo (bravigo.vn) hoặc Website Bravigo.vn

Thiết Bị Công Nghệ Ô Tô Dành Cho Người Việt

Mời đánh giá post
CAO THÚY
Content Writer

Tôi là Cao Thúy – một người đam mê viết lách và yêu thích các sản phẩm, thiết bị ô tô thông minh. Sự đam mê này đã thúc đẩy tôi hướng sự nghiệp của mình vào lĩnh vực này. Tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn đọc giả nhiều thông tin hữu ích. Với kiến thức và niềm đam mê với lĩnh vực ô tô, tôi đã tổng hợp những nội dung hữu ích về ô tô. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị!