Thông Tin Chi Tiết Các Cảm Biến Trên Ô Tô Thông Dụng Nhất

các loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến ô tô là thiết bị quan trọng giúp động cơ ô tô vận hành một cách hiệu quả nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết các cảm biến trên ô tô thông dụng nhất. 

Cảm biến trên ô tô là gì?

Cảm biến trên ô tô là các thiết bị điện tử được sử dụng để giám sát và thu thập dữ liệu về các khía cạnh khác nhau của xe. Chúng đóng vai trò như “giác quan” của ô tô, giúp thu thập thông tin về môi trường xung quanh và tình trạng hoạt động của xe. Dữ liệu thu thập được sẽ được gửi đến bộ điều khiển trung tâm (ECU) để xử lý và đưa ra quyết định điều khiển phù hợp. 

Xem thêm: Cảm Biến Lùi Có Tác Dụng Gì? Nguyên Lý Và Cách Sử Dụng

cảm biến ô tô là gì

Top các loại cảm biến lùi thông dụng nhất

Dưới đây là các loại cảm biến lùi thông dụng nhất hiện nay. 

Oxygen sensor

Cảm biến lùi Oxygen sensor (hay còn gọi là cảm biến oxy) là một thiết bị được sử dụng để đo lượng oxy trong khí thải của động cơ. Ngày nay, khi các tiêu chuẩn khí thải của phương tiện xe cơ giới ngày càng khắt khe, nó trở thành một trong các loại cảm biến trên ô tô được các nhà sản xuất xe hơi chú trọng.  

Cảm biến oxy có hoạt động theo nguyên lý đo độ chênh lệch nồng độ oxy giữa hai mặt của đầu dò. Khi nồng độ oxy trong khí thải cao hơn nồng độ oxy bên trong đầu dò, sẽ tạo ra một điện áp. Điện áp này sẽ được gửi đến ECU để xử lý và điều chỉnh lượng nhiên liệu và không khí nạp vào động cơ.

Xem thêm: Kiểm Tra Cảm Biến Áp Suất Nhiên Liệu, Cấu Tạo Và Chức Năng

Oxygen sensor

Engine Coolant Temperature sensor

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ (ECT – Engine Coolant Temperature) là bộ phận quan trọng trong hệ thống làm mát động cơ của ô tô. Cảm biến này thường được lắp đặt trên thân động cơ, gần bộ điều nhiệt và tiếp xúc với nước làm mát. 

Nguyên lý hoạt động: 

  • Khi nhiệt độ nước làm mát thay đổi, điện trở của cảm biến ECT cũng thay đổi.
  • ECU sẽ dựa vào tín hiệu điện áp từ cảm biến ECT để tính toán nhiệt độ nước làm mát.
  • ECU sẽ sử dụng thông tin này để điều chỉnh hoạt động của động cơ, ví dụ như: Khi động cơ nguội, ECU sẽ điều chỉnh thời điểm phun xăng sớm hơn và thời điểm đánh lửa muộn hơn để giúp động cơ khởi động nhanh hơn. Khi động cơ nóng, ECU sẽ điều chỉnh thời điểm phun xăng muộn hơn và thời điểm đánh lửa sớm hơn để giúp động cơ hoạt động ở nhiệt độ tối ưu. Khi nhiệt độ động cơ quá cao, ECU sẽ bật quạt gió để làm mát động cơ.

Xem thêm: Cảm Biến Áp Suất Lốp Ô Tô Loại Nào Tốt? Lưu Ý Khi Chọn Mua

Engine Coolant Temperature sensor

MAF – Mass Air Flow sensor

Cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF – Mass Air Flow) cũng là một loại cảm biến vô cùng quan trọng đối với hệ thống điều khiển động cơ ô tô. Cảm biến này thường được lắp đặt ở vị trí trên đường ống dẫn không khí từ lọc gió đến bộ phận điều khiển bướm ga. 

Nguyên lý hoạt động:

  • Khi khí nạp đi qua cảm biến MAF, cánh gió sẽ dao động theo tốc độ của dòng khí.
  • Cánh gió dao động sẽ làm thay đổi giá trị điện trở bên trong cảm biến.
  • ECU sẽ dựa vào tín hiệu điện áp từ cảm biến MAF để xác định lưu lượng khí nạp.
  • Dựa vào thông tin này, ECU sẽ điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt để đảm bảo tỷ lệ hòa khí tối ưu cho động cơ hoạt động.
MAF – Mass Air Flow sensor

Camshaft Position sensor

Cảm biến lùi Camshaft Position Sensor (CPS), hay còn gọi là cảm biến vị trí trục cam. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống đánh lửa của xe ô tô. Nó có nhiệm vụ xác định vị trí của trục cam và truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm (ECU) để điều chỉnh thời điểm đánh lửa một cách phù hợp. 

Nguyên lý hoạt động:

  • Khi trục cam quay, vành phát xung cũng sẽ quay theo.
  • Vành phát xung quay sẽ tạo ra xung điện, được truyền đến ECU.
  • ECU sẽ dựa vào tín hiệu xung điện từ cảm biến CPS để xác định vị trí của trục cam.
  • Dựa vào thông tin này, ECU sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa để đảm bảo bugi đánh lửa đúng thời điểm, giúp động cơ hoạt động hiệu quả.
Camshaft Position sensor

Knock sensor

Cảm biến kích nổ Knock sensor là thiết bị “lắng nghe” có khả năng phát hiện những rung động bất thường phát ra từ động cơ. Nó có nhiệm vụ phát hiện hiện tượng kích nổ sớm của nhiên liệu trong động cơ và truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm (ECU) để điều chỉnh thời điểm đánh lửa một cách phù hợp, giúp động cơ hoạt động hiệu quả và bảo vệ động cơ.

Nguyên lý hoạt động:

  • Khi nhiên liệu trong động cơ bị kích nổ sớm, sẽ tạo ra rung động mạnh.
  • Đầu dò của cảm biến Knok sensor sẽ thu nhận rung động này và chuyển thành tín hiệu điện.
  • Vi mạch xử lý sẽ xử lý tín hiệu điện và truyền đến ECU.
  • ECU sẽ dựa vào tín hiệu từ cảm biến Knok sensor để điều chỉnh thời điểm đánh lửa, làm chậm thời điểm đánh lửa để giảm thiểu hiện tượng kích nổ.
Knock sensor

MAP – Manifold Air Pressure sensor

Cảm biến áp suất MAP – Manifold Air Pressure sensor được gắn ở bên trong hộp chứa lọc gió hoặc ống góp hút của động cơ. 

Nguyên lý hoạt động:

  • Khi động cơ hoạt động, áp suất trong đường ống nạp sẽ thay đổi theo tốc độ và tải trọng của động cơ.
  • Màng cảm biến sẽ biến đổi áp suất này thành tín hiệu điện.
  • Vi mạch xử lý sẽ xử lý tín hiệu điện và truyền đến ECU.
  • ECU sẽ dựa vào tín hiệu từ cảm biến MAP để tính toán lượng nhiên liệu cần phun vào buồng đốt để đảm bảo tỷ lệ hòa khí tối ưu cho động cơ hoạt động.
MAP – Manifold Air Pressure sensor

IAT – Intake Air Temperature

Cảm biến IAT – Intake Air Temperature hay còn gọi là cảm biến nhiệt độ khí nạp. Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý động cơ của xe ô tô. Nó có nhiệm vụ đo lường nhiệt độ của khí nạp vào động cơ và truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt một cách phù hợp. 

Nguyên lý hoạt động:

  • Khi nhiệt độ khí nạp thay đổi, điện trở bên trong cảm biến AIT cũng sẽ thay đổi theo.
  • ECU sẽ dựa vào tín hiệu điện áp từ cảm biến AIT để xác định nhiệt độ khí nạp.
  • Dựa vào thông tin này, ECU sẽ điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt để

TPS – Throttle Position Sensor

Cảm biến TPS – Throttle Position Sensor là cảm biến vị trí bướm ga, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nạp và điều khiển động cơ của ô tô. Nó có nhiệm vụ đo lường vị trí của bướm ga và truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm (ECU) để điều chỉnh lượng khí nạp vào động cơ một cách phù hợp.

Nguyên lý hoạt động:

  • Khi bướm ga mở, điện trở bên trong cảm biến TPS sẽ thay đổi theo.
  • ECU sẽ dựa vào tín hiệu điện áp từ cảm biến TPS để xác định vị trí của bướm ga.
  • Dựa vào thông tin này, ECU sẽ điều chỉnh lượng khí nạp vào động cơ để đảm bảo tỷ lệ hòa khí tối ưu cho động cơ hoạt động.
TPS – Throttle Position Sensor

EGR Temperature sensor

Cảm biến nhiệt độ khí thải EGR Temperature sensor là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tuần hoàn khí thải (EGR) của xe ô tô. 

Nguyên lý hoạt động:

  • Cảm biến nhiệt độ khí thải EGR sẽ chuyển đổi nhiệt độ khí thải thành tín hiệu điện.
  • Tín hiệu điện này sẽ được gửi đến hệ thống điều khiển động cơ.
  • Hệ thống điều khiển động cơ sẽ sử dụng thông tin này để điều chỉnh lượng khí thải được đưa vào buồng đốt.
EGR Temperature sensor

Crankshaft Position sensor

Cảm biến vị trí trục khuỷu Crankshaft Position sensor là một trong những cảm biến đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ của ô tô.

Chức năng:

  • Đo tín hiệu về vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu động cơ.
  • Gửi tín hiệu này tới bộ điều khiển động cơ (ECU).
  • Dựa vào tín hiệu từ CPS, ECU sẽ tính toán thời điểm đánh lửa và lượng nhiên liệu phun phù hợp, đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu.
Crankshaft Position sensor

Những câu hỏi thường gặp về cảm biến trên ô tô

Có bao nhiêu loại cảm biến trên ô tô?

Trên một chiếc ô tô có hơn 70 loại cảm biến khác nhau. Một số loại cảm biến ô tô thông dụng là: Cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến áp suất đường ống nạp, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến oxy, cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến áp suất nhiên liệu, cảm biến kích nổ, cảm biến vị trí bướm ga….

Tất cả ô tô đều cần cảm biến?

Tất cả các loại ô tô ngày nay đều cần có cảm biến.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cụ thể về những loại cảm biến thông dụng nhất trên ô tô. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân biết bạn nhé!

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng Màn hình Android ô tô, Android Box hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0816 888 228 (miễn phí)

Email: info@bravigo.vn

Chat: Facebook Bravigo (bravigo.vn) hoặc Website Bravigo.vn

Thiết Bị Công Nghệ Ô Tô Dành Cho Người Việt

CAO THÚY
Content Writer

Tôi là Cao Thúy – một người đam mê viết lách và yêu thích các sản phẩm, thiết bị ô tô thông minh. Sự đam mê này đã thúc đẩy tôi hướng sự nghiệp của mình vào lĩnh vực này. Tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn đọc giả nhiều thông tin hữu ích. Với kiến thức và niềm đam mê với lĩnh vực ô tô, tôi đã tổng hợp những nội dung hữu ích về ô tô. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị!