Hiện Tượng Thừa Lái Và Thiếu Lái Là Gì: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

thừa lái và thiếu lái

Hiện tượng thừa lái và thiếu lái là nguyên nhân gây mất kiểm soát xe, và nếu không được xử lý kịp thời, người lái có thể đối mặt với nguy cơ gặp tai nạn không mong muốn.

Vậy hiện tượng thừa lái và thiếu lái là gì? Tài xế nên làm gì để xử lý tình huống này? Trong bài viết này của BRAVIGO, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng thừa lái và thiếu lái.

Hiện tượng thừa lái và thiếu lái
Hiện tượng thừa lái và thiếu lái (Nguồn: Internet)

Hiện tượng thừa lái

Thừa lái
Thừa lái

Thừa lái (Oversteer) còn được gọi là hiện tượng dư lái. Đây là tình trạng xảy ra khi tài xế đột ngột dồn ga, phanh gấp hoặc nhả chân ga lúc vào cua, dù đánh lái không nhiều nhưng xe vẫn quay vòng hoặc chuyển hướng nhanh và đột ngột. Điều này có thể khiến xe chuyển động quay ngang, thậm chí là lật xe.

Ngoài ra, drift được biết tới là một kỹ thuật lái ô tô mà tài xế đã khéo léo sử dụng hiện tượng thừa lái của xe. Khi thừa lái xảy ra, xe chỉ cần rất ít thời gian để hoàn thành một vòng xoay 180 độ hay 360 độ trên bề mặt trơn trượt. Tuy nhiên, việc drift yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm cao từ phía người điều khiển để kiểm soát và duy trì sự an toàn trong quá trình xoay vòng.

Hiện tượng thừa lái
Hiện tượng thừa lái

Xem thêm: 

Trong các cuộc thi drift chuyên nghiệp, các chuyên gia điều khiển ô tô drift đã rèn luyện kỹ thuật để điều chỉnh góc xoay của xe thông qua hành động nhảy ga, phanh và quay vô-lăng. Điều này tạo ra một hiệu ứng thị lực hấp dẫn cho người xem và mang lại cảm giác mạnh mẽ và điêu luyện khi lái xe drift.

Nguyên nhân khiến xe bị thừa lái

Nguyên nhân thừa lái
Nguyên nhân thừa lái

1. Đường trơn: Khi xe di chuyển trên mặt đường không có độ ma sát đủ, bánh sau có thể bị trượt và mất khả năng bám đường. Trong khi đó, bánh trước vẫn tiếp tục nhận lệnh từ vô lăng và chuyển hướng theo điều khiển, dẫn đến sự không cân xứng giữa phần trước và phần sau của xe.

2. Vào cua gấp: Khi vào cua quá nhanh hoặc quá gấp, lực ly tâm tác động lên phần trước của xe làm cho bánh sau mất ma sát và không thể duy trì hướng di chuyển ban đầu. Điều này dẫn đến việc phần sau của xe tiếp tục di chuyển thẳng trong khi phần trước đã chuyển hướng theo điều khiển.

3. Tình huống khẩn cấp: Trong các tình huống khẩn cấp như lái né vật cản hoặc người đi bộ xuất hiện gấp ngay phía trước, người lái có thể “reo” sang một chiều (hay còn gọi là “đánh lái tránh’) để né vật cản. Tuy nhiên, nếu xe di chuyển với tốc độ cao và không có đủ ma sát, bánh sau có thể mất khả năng bám đường và gây ra hiện tượng thừa lái.

ĐỌC  Mẹo sử dụng MHU Android cho xe VF3 hiệu quả nhất

Để tránh hiện tượng thừa lái, người lái cần điều khiển xe một cách cẩn thận, giảm tốc độ khi vào cua hoặc trong điều kiện đường trơn. Ngoài ra, việc duy trì các phụ tùng của xe trong tình trạng hoàn hảo và kiểm tra hệ thống treo, lốp xe cũng rất quan trọng để giữ được sự ổn định khi di chuyển.

Xem thêm:

Hiện tượng thiếu lái

Thiếu lái
Thiếu lái

Thiếu lái (Understeer) là hiện tượng xảy ra khi vào cua, xe không ôm cua theo đúng ý của tài xế mà có xu hướng đi lệch về hướng ngược lại của vòng cua.

Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những dòng xe dẫn động cầu trước và dẫn động 4 bánh. Khi xe vào cua quá nhanh, tài xế đánh lái nhiều nhưng xe quay vòng và chuyển hướng chậm, dẫn đến việc quỹ đạo ôm cua không đúng như mong muốn.

Thiếu lái là một hiện tượng nguy hiểm, có thể khiến xe lệch hướng, dễ gây tai nạn như lao sang làn đường bên cạnh hoặc chệch ra khỏi đường. Tuy nhiên, tài xế hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này nếu biết áp dụng các kỹ thuật điều khiển xe đúng cách.

Nguyên nhân khiến xe bị thiếu lái

Nguyên nhân thiếu lái
Nguyên nhân thiếu lái

Xem thêm:

Hiện tượng thiếu lái xảy ra khi bánh trước mất khả năng bám đường, dẫn đến xe lệch khỏi quỹ đạo trong vòng cua. Nguyên nhân có thể là do xe vào cua với tốc độ cao và chịu ảnh hưởng của quán tính, khiến cho xe tiếp tục di chuyển theo phương thẳng hoặc chỉ chuyển hướng rất ít.

Ngoài ra, việc tài xế không kiểm soát được tốc độ và không đi qua cua với bán kính đủ để tạo lực hướng tâm có thể làm cho bánh trước mất ma sát. Đặc biệt, các loại xe dẫn động cầu trước có nguy cơ cao bị trượt do phân phối lực không hiệu quả giữa hai bánh trước.

Trong tình huống xe đang trượt, hành động đạp phanh thật mạnh sẽ càng đẩy nhanh tốc độ trượt của xe. Ngoài ra, khi xe trượt ngang mép cua thì dù tài xế bó chặt vô lăng hết cỡ cũng không có tác dụng.

Cách xử lý khi xe bị thừa lái và thiếu lái

Xử lý khi xe thừa lái và thiếu lái
Xử lý khi xe thừa lái và thiếu lái

Xem thêm:

Đề phòng trường hợp xe rơi vào một trong hai tình trạng thừa lái và thiếu lái, người lái nên kiểm tra tình trạng lốp xe trước mỗi chuyến đi vì khi xe vào cua xử lý gấp không thể dừng lại để kiểm tra lốp được. Nếu lốp xe bị mòn, xe rất dễ bị mất độ bám với mặt đường khi gặp các khúc cua hoặc gặp đường trơn. Ngoài ra, người lái cần chú ý kiểm soát và làm chủ quãng đường di chuyển, tránh các trường hợp phải phanh gấp hoặc đột ngột dồn ga. 

ĐỌC  Xe Ô Tô 600-700 Triệu Đáng Mua, Gợi Ý 10 Mẫu Xe Trong Phân Khúc

Cách xử lý khi xe thiếu lái

Cách xử lý khi xe thiếu lái có thể được thực hiện như sau: Khi xảy ra hiện tượng thiếu lái, người lái xe cần giảm tốc độ của hai bánh trước để khôi phục độ bám với mặt đường. Sau đó, ngay lập tức nhả chân ga để xe giảm tốc độ từ từ, không nên phanh gấp. Nếu xe được trang bị hệ thống phanh chống bó cứng ABS (Anti-lock Brake System), người lái có thể nhấp phanh nhẹ để hệ thống ABS hoạt động. Khi xe đã khôi phục độ bám với mặt đường, người lái cần điều chỉnh lái xe nhiều hơn về phía ôm cua hoặc trả vô lăng về hướng thẳng lái của vòng cua.

Cách xử lý khi xe thừa lái

Khi xảy ra hiện tượng thừa lái, do người lái đột ngột phanh xe, mũi xe chúi xuống và trọng lượng chuyển lên giảm xóc trước và hai bánh trước. Điều này kéo theo hai bánh sau mất độ bám, gây hiện tượng đuôi xe văng đi theo quán tính.

Xử lý hiện tượng thừa lái khó hơn rất nhiều so với hiện tượng xe thiếu lái. Đầu tiên, người lái cần giảm tốc độ trước khi phanh, để hệ thống phanh ABS có thể hoạt động hiệu quả và loại bỏ lực bó cứng phanh. Hạn chế phanh gấp khi đang trong quá trình ôm cua để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn nguy hiểm.

Ngoài ra, kỹ năng đánh lái ngược lại hướng xe đang ôm cua đóng vai trò quan trọng. Người lái cần điều chỉnh độ lượng đánh lái ngược lại sao cho vừa đủ. Nếu đánh lái ngược lại quá ít, xe vẫn có thể bị mất kiểm soát và đuôi xe văng ra. Nếu đánh lái ngược lại quá nhiều, người lái sẽ không thể kiểm soát được hiện tượng thừa lái và có thể gây ra tình trạng xe văng đuôi hoặc xoay theo hướng ngược lại.

Cách phòng tránh xe thừa lái, thiếu lái

  • Tài xế nên thường xuyên kiểm tra mức độ mòn của lốp xe và áp suất lốp ô tô để đảm bảo an toàn. Nếu lốp quá mòn hoặc áp suất không đạt tiêu chuẩn, xe dễ mất độ bám khi vào cua với tốc độ cao hoặc di chuyển trên đường trơn trượt.
  • Khi lái xe trong điều kiện mưa, đường ướt, hay có đất trơn trượt, tài xế nên giảm tốc độ và tránh cua ở tốc độ quá nhanh hoặc quá gấp để đảm bảo an toàn.
  • Tài xế cần duy trì sự kiểm soát và tránh phanh gấp, nhấn ga đột ngột hoặc ngắt gas khi vào cua. Trong tình huống này, việc chuyển đổi trọng lượng đột ngột giữa phần trước và phần sau của xe có thể dẫn đến mất lái.
  • Khi mua xe, hãy lựa chọn những dòng xe được trang bị hệ thống an toàn hiện đại như ABS (hệ thống chống bó cứng phanh), EBD (hệ thống phân phối lực phanh điện tử), ESC (hệ thống cân bằng điện tử), và BA (hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp).
  • Tài xế nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái định kỳ. Nếu phát hiện các dấu hiệu như lái bị lệch, vô lăng nặng, cần sửa chữa ngay lập tức để đảm bảo hệ thống lái hoạt động tốt nhất.
ĐỌC  Địa điểm mua màn hình Bravigo chính hãng tại huyện bình chánh

Những câu hỏi thường gặp về thừa lái và thiếu lái

Thừa lái và thiếu lái là gì?

Hiện tượng thiếu lái là hiện tượng xảy ra khi vào cua, xe không ôm theo ý muốn của người lái và có xu hướng đi theo đường thẳng hoặc đi chệch ra theo hướng ngược lại của vòng cua.
Trong khi đó, hiện tượng thừa lái lại xảy ra hoàn toàn ngược lại với hiện tượng thiếu lái. Hiện tượng thừa lái xảy ra khi xe vào cua quá nhanh lại đột ngột dồn ga, nhả chân ga hoặc phanh gấp, gây ra hiện tượng chuyển dịch trọng lượng bất ngờ. 

Làm sao để biết ô tô bị thừa lái – thiếu lái?

Góc trượt của mặt lốp là yếu tố quan trọng xác định được hiện tượng thừa lái và thiếu lái. Khi xe vào cua, sẽ sinh ra lực ma sát và phản lực với hướng chuyển động trên bề mặt tiếp xúc chính của lốp với mặt đường. Các lực này tạo nên sự biến dạng của vùng tiếp xúc của lốp với mặt đường. Sự biến dạng bề mặt này tạo nên một góc ngược với góc cua của xe. Và góc trượt này được tạo bởi đường biến dạng lốp xe và hướng chuyển động cả xe. So sánh góc trượt mặt lốp giữa hai bánh trước và hai bánh sau, bạn sẽ dễ dàng xác định được hiện tượng là thiếu hay thừa lái.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà BRAVIGO muốn chia sẻ về hiện tượng thừa lái và thiếu lái, cũng như nguyên nhân và cách khắc phục. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại giá trị và hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất!

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0816 888 228 (miễn phí)

Email: info@bravigo.vn

Chat: Facebook Bravigo (bravigo.vn) hoặc Website Bravigo.vn

Thiết Bị Công Nghệ Ô Tô Dành Cho Người Việt

Mời đánh giá post
CAO THÚY
Content Writer

Tôi là Cao Thúy – một người đam mê viết lách và yêu thích các sản phẩm, thiết bị ô tô thông minh. Sự đam mê này đã thúc đẩy tôi hướng sự nghiệp của mình vào lĩnh vực này. Tôi mong muốn được chia sẻ với các bạn đọc giả nhiều thông tin hữu ích. Với kiến thức và niềm đam mê với lĩnh vực ô tô, tôi đã tổng hợp những nội dung hữu ích về ô tô. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị!

Để lại một bình luận